CÀNG XE NÂNG LÀ GÌ
Càng xe nâng hay còn được gọi là nĩa nâng được sử dụng để nâng và mang tải trọng, hàng hóa. Chúng là một phần không thể thiếu của xe nâng và việc đảm bảo bạn đang sử dụng đúng loại càng xe và chúng ở trong tình trạng tốt là điều cần thiết cho sự an toàn của con người cũng như của xe nâng và hàng hóa.
Càng xe nâng hay còn được gọi là nĩa nâng được sử dụng để nâng và mang tải trọng, hàng hóa. Chúng là một phần không thể thiếu của xe nâng và việc đảm bảo bạn đang sử dụng đúng loại càng xe và chúng ở trong tình trạng tốt là điều cần thiết cho sự an toàn của con người cũng như của xe nâng và hàng hóa.
Càng trên xe nâng của bạn được cho là một trong những thành phần quan trọng nhất. Bởi vì không thể nâng mọi thứ nếu không có nó. Chú ý đến chiếc càng của xe nâng và chăm sóc tốt là điều bắt buộc.
Càng xe nâng được làm từ thép rất cứng, thường là 4140 hoặc 4340 là loại thép hợp kim Crom-Mangan. Những loại thép này được sử dụng do độ dẻo dai và chúng duy trì độ bền kéo cao trong quá trình rèn.
Càng xe nâng gồm :
- Lưỡi càng: Phần nằm ngang của cái nĩa nâng và giúp nâng đỡ tải
- Đầu càng: Phần cuối của lưỡi càng được làm thuôn nhọn và được lắp vào hàng hoá, pallet
- Thân càng: Phần thẳng đứng của càng
- Gót càng: Một phần của nĩa nơi giao nhau giữa thân càng và lưỡi
- Móc càng: Các móc là các phần tử trên càng có nhiệm vụ đỡ các càng trên xe nâng.
- Khóa chốt (hoặc chốt càng): Nằm phía trên của móc càng và được sử dụng để giữ cố định càng trên xe nâng.
- Phần vát càng: Sự khác biệt về độ dày giữa đầu càng và lưỡi càng. Lưỡi càng được làm vát nhọn giúp nó tiếp cận pallet 1 cách dễ dàng hơn.
Kích thước của 1 chiếc càng xe nâng thường được đưa ra là: Chiều dài (L) x chiều rộng (W) x độ dày (T) kết hợp với lại với nhau và đơn vị đo thường là milimet. Ví dụ kích thước 1 càng xe nâng trong catalog thường ghi là: 1200x145x45 mm.
- Độ ngàm của càng (C) = là khoảng cách giữa 2 móc càng, độ ngàm thông dụng của càng nâng trong thực tế là 31,41 hoặc 51cm
- Độ rơi của nĩa (D) = Độ rơi của nĩa được đo từ đầu móc dưới xuống sàn
- Chiều dài của càng (L) – đo từ thân càng đến đầu càng. Chiều dài có thể được tính bằng mm hoặc inch, các chiều dài phổ biến càng nâng là: 1070mm, 1200mm, 1500mm, 1800mm, 2000mm, 2400mm…
- Chiều rộng (W) = chiều rộng của càng tại điểm rộng nhất của nó thường là 100, 122 hoặc 150mm
Độ dày (T) = độ dày của càng được đo trên 2 vị trí. Để đo xem càng có mòn không, người ta đo độ dày của lưỡi và so sánh nó với độ dày trên thân càng.
Đây là những thông tin cơ bản chính xác để bạn xác định một cặp càng để sư dụng cho chiếc xe nâng của mình, hãy chăm sóc và thay mới cặp càng xe nâng để đảm bảo an Toàn cho hàng hóa và cả công nhân sử dụng xe nâng tại nhà máy của bạn nhé.
Xem thêm